Châu Phục Lễ Đèo_Cát_Hãn

Vài trang sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu, viết về phủ An Tây tỉnh Hưng Hóa.

Mường Lễ châu Ninh Viễn, người Thái gọi là Mường Lay. Từ tháng Giêng đến mùng 3 tháng 3 âm năm Nhâm Tý (1432), niên hiệu Thuận Thiên thứ 5, Lê Lợi, cùng Lê Tư Lề và Lê Sát đi đánh Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ. Đèo Cát Hãn chạy trốn. Lê Lợi thu nạp đất Mường Lễ và đổi Mường Lễ thành châu Phục Lễ (復禮).[9] Đến năm Quang Thuận thời vua Lê Thánh Tông, toàn bộ châu Phục Lễ được đổi thành phủ An Tây và cho thuộc thừa tuyên Hưng Hóa[10].

Và kể từ thời đó cho đến trước những năm 1740 niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê Hiển Tông, phủ An Tây được chia làm 10 (hay 11) châu nhỏ gồmː Luân Châu (Mường Báng), Quỳnh Nhai (Mường Chăn), Lai Châu (Mường Lay hay Mường Lễ), Chiêu Tấn (Mường Thu), Lễ Toàn (Lễ Tuyền) (theo Lê Quý Đôn Lễ Tuyền còn được gọi là Mường Bẩm, có thể là M.Boum nay là khoảng xã Bum Nưa, Bum Tở huyện Mường Tè), Hoàng Nham (theo Lê Quý Đôn Hoàng Nham được gọi là Mường Tông, nay thuộc huyện Mường Nhé), Tuy Phụ (theo Lê Quý Đôn, Tuy Phụ còn được gọi là Mường Tè (芒齊)), Hợp Phì (theo Lê Quý Đôn còn được gọi là Mường Mày), Tung Lăng (theo Lê Quý Đôn, (thổ âm) tức người Thái gọi là, Phù Phang), Quảng Lăng (của huyện Kiến Thủy tỉnh Vân Nam cũng gọi là Mường La (nay là hương Mường Lạp, Meng-la-xiāng (勐拉乡) huyện Kim Bình)[11] và Khiêm Châu (theo Lê Quý Đôn người Thái gọi là Mường Tinh).[12]

Cũng theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đônː châu Quảng Lăng (tên châu Trung Quốc) đã mất về Trung Quốc khoảng những năm 1684 niên hiệu Chính Hòa nhà Lê, và Khang Hy nhà Thanh, đến năm Đinh Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1777) đã qua 93 năm. Đến những năm Cảnh Hưng (1740-1777), phủ An Tây lại mất 6 châu về Vân Nam Trung Quốc làː Tuy Phụ (绥阜), Hoàng Nham (黄岩), Tung Lăng (嵩陵), Lễ Tuyền (醴泉), Hợp Phì (合淝) và Khiêm Châu (謙州).

Châu Hợp Phì, có nguồn dẫn cho rằng chính là Mường Mì[13] hay Xiềng My, nay là hương Giả Mễ (者米乡, Zhe-mi-xiang) huyện Kim Bình châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam. Một số nguồn khác thì cho rằng châu Hoàng Nham nguyên được gọi là mường Ai, châu Tung Lăng nguyên được gọi là mường Ôm. Nguyễn Văn Siêu trong Đại Việt địa dư toàn biên thì viết Mường Ôm (芒揞) thuộc châu Hoàng Nham, và cho rằng châu Phục Lễ được đổi từ tên gọi châu Ninh Viễn (寧遠州) nhà Trần sang[14].